Khi sử dụng máy biến áp, việc nắm rõ quy trình vận hành và sửa chữa máy biến áp là rất cần thiết. Việc nắm rõ những kiến thức đóng vai trò quan trọng, giúp đảm bảo tuổi thọ máy và nhanh chóng giải quyết tổn thất khi gặp sự cố.
Máy biến áp là một thiết bị điện làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, có tác dụng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều nhưng vẫn giữ nguyên tần số. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy trình vận hành và sửa chữa máy biến áp.
Ngày 23/05/1997, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành “Quy trình vận hành và sửa chữa máy biến áp” theo nghị quyết số 623/ĐVN/KTNĐ. Quy trình này áp dụng cho các nhà máy điện, các công ty điện lực, truyền tải điện… Theo đó, có thể tóm tắt quy trình vận hành và sửa chữa máy biến áp như sau:
Quy trình vận hành máy biến áp
Chế độ vận hành theo đặc tính của máy biến áp là chế độ vận hành bình thường và lâu dài. Máy biến áp có một đặc điểm là có thể làm việc ở chế độ quá tải, thời gian và mức độ quá tải cho phép đối với máy biến áp làm mát kiểu D và QD. Thời gian quá tải phụ thuộc vào mức tăng nhiệt độ của lớp dầu trên cùng so với nhiệt độ không khí trước khi quá tải.
Trong quá trình vận hành, nhân viên tại máy biến áp phải luôn ghi chép thông số tại máy như mực dầu máy biến áp, nhiệt độ dầu và nhiệt độ cuộn dây. Từ đó, kiểm tra mức dầu trong bộ điện từ và mức dầu trong bộ chia điện áp có đủ không. Mức dầu trong các máy biến áp đang làm việc phải ngang vạch dấu tương ứng với nhiệt độ dầu trong máy hoặc đồng hồ báo mức dầu đúng nhiệt độ dầu máy.
Việc đóng điện vào máy biến áp phải tiến hành theo tình tự sau:
- Trước khi đóng điện vào máy biến áp phải kiểm tra cẩn thận, tháo gỡ hết các dây nối đất, xem lại biển báo, rào ngăn tạm thời. Các phiếu công tác cho phép làm việc phải thu hồi.
- Nếu từ lần thử nghiệm sau cùng đến khi đóng điện thời gian quá 3 tháng phải tiến hành đo điện trở cách điện, tăng góc tổn thất điện môi, lấy mẫu dầu phân tích. Nếu máy biến áp nối với dây cáp ngầm không qua dao cách ly thì có thể đo điện trở cách điện máy biến áp cùng với cáp nhưng khi đo phải cắt máy biến áp đo lường.
- Kiểm tra trị số các nhiệt kế, áp kế và kiểm tra mức dầu.
- Kiểm tra xem trong rơ le có khí không, van cắt nhanh, các van đường ống dẫn dầu, van hệ thống làm mát, van lên rơ le hơi có mở không. Kiểm tra vị trí nấc bộ điều chỉnh điện áp xem có đúng với phiếu chỉnh định không. Kiểm tra xem trên máy biến áp có dị vật không.
- Kiểm tra nối đất vỏ máy và có vết chảy dầu trên máy không.
- Kiểm tra xem các đầu ra và trung tính của máy biến áp có được đấu vào van chống sét nằm trong sơ đồ bảo vệ máy không.
- Đóng điện vào máy biến áp.
Quy trình sửa chữa máy biến áp
Trong khi vận hành máy biến áp có những hiện tượng khác thường như chảy dầu, thiếu dầu, máy bị nóng quá mức, có tiếng kêu khác thường,… phải tìm mọi biến pháp để giải quyết và sửa chữa máy.
- Kiểm tra phụ tải của máy biến áp và nhiệt độ môi trường làm mát
- Kiểm tra thiết bị làm mát và tình hình thông gió của buồng đặt máy
- Kiểm tra đầu nối có chắc chắn không
- Kiểm tra các mức chỉ thị dầu
- Kiểm tra xem bề mặt sứ cách điện và các hộp kim loại có sạch không
Tuỳ vào tình trạng mà nhân viên có cách bảo trì và sửa chữa khác nhau để hoạt động của máy biến điện áp được ổn định và hiệu quả.
Để hiểu rõ hơn về quy trình vận hành và sửa chữa máy biến áp, mời bạn đọc tìm hiểu qua văn bản “Quy trình vận hành và sửa chữa máy biến áp” do Tổng công ty Điện lực Việt Nam ban hành ngày 23/05/1997.