TỤ BÙ CÓ TIẾT KIỆM ĐIỆN KHÔNG?

Tụ bù được xem là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện được sử dụng rất phổ biến, với tác dụng bù công suất phản kháng. Vậy tụ bù có tiết kiệm điện không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm lời giải đáp cho câu hỏi này.

hệ thống điện, Tụ bù, hệ thống điện, công suất phản kháng, lắp đặt tụ bù tiết kiệm điện, Máy biến áp

Trong hệ thống điện sinh hoạt và điện sản xuất kinh doanh có sử dụng nhiều thiết bị cảm kháng như động cơ, biến áp… Các thiết bị này không chỉ tiêu thụ công suất hữu công PkW) = S*Cosφ (cos phi) mà còn tiêu thụ một lượng lớn công suất vô công Q (kVAr) = S*Sinφ, làm hao tổn hệ thống điện

Trong đó, φ là góc lệch pha giữa điện áp dòng điện. Thành phần công suất phản kháng làm cho tổng công suất truyền tải trên đường dây điện tăng lên gây hao tổn, sụt áp và quá tải. Công suất phản kháng càng lớn thì cos phi sẽ càng nhỏ và theo quy định của ngành điện lực, cosphi phải đạt thấp nhất là 0,9. Nếu để cosphi dưới 0.9 thì đơn vị sử dụng điện sẽ bị điện lực phạt tiền mua công suất phản kháng.

Do đó, việc lắp tụ bù được xem là giải pháp để giảm công suất phản kháng một cách hiệu quả, đảm bảo cosphi luôn cao hơn 0.9 để tránh bị phạt tiền. Trên thực tế, cosphi thường được cài đặt ở ngưỡng 0.95, tùy theo từng đơn vị sử dụng điện mà khi lắp tụ bù có thể tiết kiệm được bao nhiêu % tiền điện hàng tháng do không bị phạt tiền cos phi.

hệ thống điện, Tụ bù, hệ thống điện, công suất phản kháng, lắp đặt tụ bù tiết kiệm điện, Máy biến áp

Như vậy, có thể thấy rằng, khi tích hợp mạch điện tử và tụ bù, dựa trên nguyên lý nâng cao hệ số công suất cos phi giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế để bù công suất phản kháng, giảm tổn hao công suất và điện áp. Từ đó, tiết kiệm điện năng cho người sử dụng. 

Hơn nữa, tụ bù còn có tác dụng làm ổn định dòng điện, tránh sự gia tăng đột ngột của dòng điện, giảm thiểu hiện tượng quá nhiệt, phòng tránh cháy nổ hiệu quả. 

Vì thế, lắp tụ bù không những tiết kiệm tiền điện do không bị phạt mà còn có thể tiết kiệm được một phần chi phí đầu tư cho hệ thống điện như dây dẫn, máy biến áp và các thiết bị đóng cắt

Đồng thời, các thiết bị điện sẽ giảm độ bền theo thời gian và khiến lượng điện năng tiêu thụ tăng lên, khiến các hộ gia đình phải chi trả nhiều tiền điện hơn mỗi tháng. Khi lắp đặt tụ bù tiết kiệm điện cho công suất vô ích sẽ giúp làm tăng tuổi thọ của các đồ dùng điện bằng việc giảm thiểu tối đa công suất phát sinh, đưa các thiết bị điện về công suất thực ban đầu của hãng sản xuất.

Thông thường, với khả năng tiết kiệm điện, tụ bù không phụ thuộc vào công suất của các thiết bị tải trong hộ tiêu thụ. Bởi vì bộ điều khiển tụ bù tự động được sử dụng có khả năng thay đổi dung lượng của tụ bù để đảm bảo hệ số công suất đạt giá trị như mong muốn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *